1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).
Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong đó gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên. Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 10-11-2001
3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).
Nơi đây gồm có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong – cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng. Ngày 2/12/2004, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).
Nơi đây có rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển… Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006
6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).
Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An (Khu SQTG) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào ngày 18/9/2007 và là Khu SQTG được công nhận thứ 6 của Việt Nam
7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009).
Với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển được bảo tồn khá tốt, nghiên cứu bảo tồn phát triển giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong sách đỏ như tôm hùm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư… Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju – Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).
Ngày 26/5/2009 UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Trong đó, bao gồm các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – Vịnh Thái Lan
9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).
Khu dữ trữ sinh quyển thế giới LangBiang, khu dữ trữ sinh quyễn đầu tiên tại Tây Nguyên – Trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyễn thế giới ngày 15/6/2015 ở Paris, Cộng Hòa Pháp.